Thursday 3 March 2011

12 cau hoi tu van ve dinh duong gia dinh

Số lượt xem: 127
Gửi lúc 14:18' 23/10/2009

12 câu hỏi tư vấn về dinh dưỡng gia đình

Tại tuần lễ tư vấn Dinh dưỡng vì sức khỏe cộng đồng, các bác sỹ của Viện dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội và các bệnh viện đã giải đáp mọi thắc mắc của người dân về vấn đề dinh dưỡng.
Ngày 22/11 tại Nhà văn hóa Học sinh -  Sinh viên (hồ Thiền Quang, Hà Nội) đã diễn ra Tuần lễ Tư vấn Dinh dưỡng vì sức khỏe cộng đồng do Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp với công ty Cô gái Hà Lan cũng nhiều đơn vị khác tổ chức. Tại đây, các bác sỹ của Viện dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội và các bệnh viện đã giải đáp mọi thắc mắc của người đân về vấn đề dinh dưỡng. Hoạt động này góp phần cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về dinh dưỡng cho cộng đồng, từ cách ăn uống để phòng chữa bệnh đến cách lựa chọn thực phẩm hàng ngày.

Dưới đây là một số câu hỏi của người dân đã được Bác sỹ Phạm Thị Thu Hương (Khoa Dinh dưỡng và Điều trị - Viện Dinh Dưỡng) tư vấn và giải đáp tại chỗ tại Khu tư vấn dinh dưỡng cho hộ gia đình.

Câu hỏi 1: "Làm cách nào để lựa chọn thực phẩm an toàn?" (Chị Nguyễn Thị Lan - 32 Tuổi - Thanh Xuân - Hà Nội)

BS trả lời: Lựa chọn thực phẩm thế nào cho tốt đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để lựa chọn được thực phẩm an toàn, em nên thực hiện theo sự hướng dẫn sau: ·Đối với nhóm vitamin (nhóm rau quả): Nên chọn rau quả theo mùa, sẽ hạn chế mức tối đa các chất kích thích, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau.Cần phải nhìn hình dáng, màu sắc... của rau quả. Tránh mua các loại rau quả có màu sắc...khác lạ so với ngày thường. VD: rau cải có màu xanh mướt, thẫm, màu sắc khác lạ.Và tất nhiên cũng cần phải có kinh nghiệm đi chợ nhiều, biết cách nhìn nhận màu sắc các loại rau quả. ·Đối với nhóm chất đạm (thịt, cá...) Khi mua thịt cần phải ngửi, nhìn màu sắc có khác thường không, như màu nhợt nhạt hay ngửi thấy mùi kháng sinh, mùi hôi....Đối với cá thì tốt nhất nên chọn cá tươi, còn sống. ·Đối với nhóm chất béo (mỡ, dầu thực vật) Với người bình thường nên ăn cả mỡ và dầu thực vật. Cần lưu ý với những người xơ vữa động mạch, mỡ máu cao nên ăn dầu thực vật.

Câu hỏi 2: "Gia đình tôi có 4 thành viên: vợ chồng tôi, bà cụ và một con nhỏ cùng ăn chế độ, thức ăn như nhau. Xin hỏi bác sĩ liệu như thế có sao không?" (Chị Nguyễn Thị Mai - 34 tuổi - Ô Chợ Dừa - Hà Nội)

BS Trả lời: Gia đình chị có cả trẻ nhỏ và người già, vậy thì chế độ ăn như vậy là không thích hợp. Trẻ em đang có nhu cầu phát triển về chiều cao và cân nặng, vậy nên nhu cầu về chất đạm động vật cao hơn ở người lớn. Đặc biệt ở người già thường hay mắc một số bệnh như cao huyết áp: cần có chế độ ăn nhạt hơn người bình thường..., bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ ca tránh các thức ăn có acid béo no...Do vậy, nếu có chế độ ăn chung cho nhiều thế hệ khác nhau, chị sẽ làm con mình thiếu dưỡng chất, người già có nguy cơ cao trước những bệnh mạn tính.

Câu hỏi 3: "Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách rửa rau sạch? Tôi được biết trên thị trường hiện nay có khá nhiều máy rửa rau quả, thuốc ngâm giúp rau sạch...Vậy những loại trên có tốt không ạ?" (Bác Nguyễn Thị Nhiều - 57 tuổi - Đội Cấn – Hà Nội)

BS Trả lời: Để có thể rửa rau sạch, đơn giản và hiệu quả nhất là bạn nên: Rửa rau nhiều lần dưới vòi nước. Sau đó, ngâm nước (không quá 15 phút), có thể cho một chút muối (một lượng rất nhỏ). Đối với các máy rửa rau quả, thuốc ngâm giúp rau sạch thì cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng các hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong rau. Tuy nhiên, nó chỉ giảm một phần khá nhỏ. Bên cạnh đó, Bác cũng mất một khoản tiền không phải là nhỏ để sử dụng sản phẩm trên. Vậy nên, tôi khuyên bác nên làm theo hướng dẫn tôi đã chỉ dẫn. Theo cách đó, Bác vừa có thể rửa rau tương đối sạch, vừa có thể tiết kiệm được chi phí.

Câu hỏi 4: "Nên sử dụng dầu đậu nành vào chế độ ăn như thế nào? Làm thế nào để có thể biết được mình thiếu sắt?" (Cô Trương Thị Tuyết - 44 tuổi - Thái Hà – Hà Nội)

BS Trả lời: Dầu đậu nành có chứa nhiều axit béo không no. Do vậy rất thích hợp cho người bị máu nhiễm mỡ cao, cao huyết áp. Tuy nhiên, lại không phù hợp cho trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ đang có nhu cầu phát triển cả về cân nặng và chiều cao, do vậy cần sử dụng cả mỡ động vật. Đối với người bình thường nên sử dụng cả dầu đậu nành và mỡ. Lưu ý, không nên rán lại nhiều lần một lượng dầu. Bạn nên cho ít dầu, đủ dùng một lần rán. Việc nhận biết mình có thiếu sắt hay không, thường dựa vào một số dấu hiệu sau: da có màu vàng xanh, đứng dậy thường hay bị hoa mắt chóng mặt, thường hay quên. Tuy nhiên, đối với người già thì việc nhận biết đó khó khăn hơn nhiều. Vì người cao tuổi có da đã nhăn và sạm, thường bị tuần hoàn máu kém nên việc bị hoa mắt, chóng mặt là chuyện thường thấy ở người già & người già thì trí nhơ giảm sút nên chứng hay quên cũng thường thấy. Do vậy, việc nhận biết mình có thiếu sắt hay không một cách chính xác nhất - Chị phải đến viện và kiểm tra lượng hemoglobin trong máu, để từ đó xác định được chị có thiếu sắt hay không.

Câu hỏi 5: "Tôi bị hạ huyết áp thì cần có chế độ ăn như thế nào?" (Bác Trần Thị Na - 68 tuổi - Hai Bà Trưng - Hà Nội)

BS Trả lời: Điều đầu tiên cháu muốn nói với bác là bệnh hạ huyết áp thì không liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng góp phần làm gia tăng hay giảm tình trạng của bệnh. Bác cần có chế độ ăn cân đối và hợp lý. Không nên quá căng thẳng, sẽ làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Câu hỏi 6: "Tôi bị đau dạ dày nên kiêng ăn gì?" (Cô Nguyễn Thị Nhiên 45 tuổi - Chùa Bộc – Hà Nội)

BS Trả lời: Nếu chị bị đau dạ dày thì không nên ăn quá ít tại mỗi bữa ăn. Như vậy, sẽ làm cho dạ dày thường xuyên trống rỗng và gây cảm giác đau, khó chịu, làm bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, chị nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Nên ăn các thức ăn có thể thấm hút dịch như bánh mì....Không nên ăn mặn, nên ăn các món ăn mềm. Chị không nên ăn các thức ăn chua cay như có ớt...Nên ăn các thức ăn có tính chất kiềm như cải xanh, trứng đánh kem...

Câu hỏi 7: "Bác sĩ cho tôi biết cách ăn uống giúp phòng ngừa chứng tăng huyết. Tôi được biết: người béo thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, và nếu tôi bị rồi thì ăn như thế nào? Nếu tôi muốn giảm cân thì ăn uống như thế nào" (Chị Trương Thị Tú - 33 tuổi - Lê Duẩn - Hà Nội)

BS Trả lời: Việc giảm cân nặng cần phải diễn ra một cách từ từ, chậm dãi bằng cách giảm lượng ăn. Giảm thành phần nhiều năng lượng như cơm, bún...nhưng chú ý là giảm một cách từ từ. Hạn chế dùng các thức ăn có chất béo. Em nên ăn nhiều rau quả, giảm lượng muối cung cấp hằng ngày bằng cách như: chuyển món canh thành món luộc...Đối với người bị máu nhiễm mỡ cao, chúng ta cần phải giảm bớt lượng mỡ khẩu phần, nên ăn dầu trộn, và một điều đặc biệt mà Em và mọi người cần chú ý là: Vừng, lạc chó chứa rất nhiều dầu, do vậy ăn uống cần chú ý ngay đến vấn đề dẫu mỡ ra sao.

Câu hỏi 8: "
Xin Bác sĩ có thể giảng giải cho tôi hiểu thế nào là chế độ ăn lành mạnh?" (Cô Trần Hoài Thu 46 tuổi Hàng Nhuộm HN)

BS Trả lời:
Biết phân biệt đâu là dinh dưỡng có lợi và đâu là dinh dưỡng có hại, là vấn đề then chốt để bạn có một sức khoẻ tốt từ các bữa ăn thường ngày. Những thay đổi đơn giản trong việc lựa chọn thực phẩm hay chế độ ăn uống khoa học có thể đem lại cho chúng ta một sức khoẻ dồi dào, một cuộc sống khoẻ mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Phải ăn có chọn lọc

1. Chất đạm Chất đạm có ích: Cung cấp các amino axit, cần thiết cho quá trình cấu tạo và "tu bổ"các mô tế bào (như cơ, da, tóc và móng). Bản thân những chất đạm này có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hoà (chất béo gây hại cho sức khoẻ) rất thấp. Nguồn cung cấp chủ yếu là từ cá hồi, đậu đỗ, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, các loại hạt (hạt hướng dương hay hạt bí), quả (quả mận hay quả hạnh) và bơ lạc.

Chất đạm gây hại: Trái ngược với chất đạm có lợi, trong chúng có chứa nhiều chất béo bão hoà, hàm lượng cholesterol cao. Thường thì lượng chất đạm này có nhiều trong các loại thịt, xúc xích hay lạp xường. Mặc dù chúng vẫn có thể cung cấp các amino axit thiết yếu cho cơ thể, xong bên cạnh đó chúng cũng có thể làm tắc nghẽn động mạch và làm tổn thương đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2. Chất béo Chất béo có lợi: Nguồn cung cấp chủ yếu là từ các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu phộng, dầu nành…Các chất béo này tham gia tích cực trong quá trình hấp thụ vitamin, chống oxi hoá.

Chất béo gây hại: Là những chất béo trans (chất béo có nhiều trong bơ sữa còn nguyên kem). Nếu bạn "nạp" một lượng lớn chất béo này vào cơ thể, chúng sẽ gây cho bạn những rắc rối, ví như bạn dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, huyết áp cao và bệnh béo phì.

3. Chất đường Chất đường có lợi: Có nhiều trong các loại thực phẩm như bông cải, bí, rau xanh (loại có nhiều lá), đậu và các loại hoa quả. Đây là loại đường không qua chế biến. Chúng giúp giảm hàm lượng cholesterol, kích thích tiêu hoá và điều chỉnh lượng đường và insulin trong máu.

Chất đường có hại: Là các loại đường đã qua tinh chế, có nhiều trong bánh kẹo, sữa có đường, nước giải khát. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, có nguy cơ bị mắc các bệnh như đái đường, cao huyết áp. Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống ôxy hoá và chất xơ sẽ giúp cho cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật, cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản

- Lựa chọn rau xanh: Ăn những loại rau có chứa nhiều vitamin A,C, B2, cũng như có chứa nhiều can xi và kali.

- Ăn gạo cẩm thay cho gạo trắng: Bởi lẽ trong gạo cẩm có chứa hàm lượng vitamin B2 nhiều hơn gạo trắng. Quá trình tiêu hoá gạo cẩm chậm hơn gạo trắng vì vậy bạn có cảm giác no lâu hơn.

- Uống trà xanh, trà búp hay trà thảo dược thay cho soda hay các loại nước ngọt thông thường. Người ta đã chứng minh được rằng trong các loại trà có chứa nhiều chất chống ôxy hoá, và hàm lượng đường thấp, đem lại cho ích lợi cho sức khoẻ.

- Thay sữa bò có chứa nhiều kem và đường bằng sữa đậu nành: Bởi sữa đậu nành hoàn toàn không chứa cholesterol gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt giúp cơ thể dễ hấp thu canxi, vitamin D, B6, axit béo, omega 3.

- Thay vì ăn món kem, hãy ăn hoa quả tươi, để tráng miệng: Bởi hoa quả có chứa nhiều chất xơ, và các vitamin mà lại không chứa các chât béo gây hại.

Câu hỏi 9: Bố cháu bị máu nhiễm mỡdẫn đến men gan tăng. Vậy cần có chế độ ăn như thế nào? (Bạn Nguyễn thị Phương - 25 tuổi - Lê Thanh Nghị - Hà Nội)

BS Trả lời: Men gan tăng có thể do viêm gan do virut, là do dùng một loại thuốc kéo dài như thuốc trị tăng huyết áp hay sử dụng nhiều thuốc. Do vậy cần phải hỏi và tìm hiểu xem nguyên nhân gây nên. Ví dụ: Người uống rượu nhiều dẫn đến tăng men gan, vậy điều trị bằng cách giảm lượng rượu hàng ngày tới mức cho phép.

Người bị men gan tăng nên ăn các thức ăn có tính chất mát. Có thể uống trà Atiso, rất tốt cho việc điều trị bệnh men gan tăng. Máu nhiễm mỡ có thể do di truyền hay do sử dụng thuốc kéo dài.

Cần có chế độ ăn như sau: Đảm bảo chế độ ăn không thừa năng lượng. Không nhận thấy dấu hiệu tăng cân, béo phì.Giảm các thức ăn có chứa nhiều mỡ, đặc biệt là acid béo no, thịt nhiều mỡ.

- Một tuần nên ăn 2-3 bữa cá, với phụ nữ nên ăn nhiều đậu phụ một chút vì đậu phụ có nhiều acid béo không no rất tốt cho những người béo phì, bệnh máu nhiễm mỡ. Đậu phụ giúp tăng nội tiết tố nữ, rất tốt.

- Ăn nhiều rau. -Giảm các thức ăn có chứa nhiều colesterol như các ngũ tạng, tôm: một ngày nên ăn dưới 1 lạng.

- Một tuần nên ăn 2-3 quả trứng thôi. Vì trong trứng có hàm lượng cholesterol.

- Nên ăn nhiều sữa chua sẽ làm giảm lượng mỡ nhiễm trong máu.

- Đồng thời bên cạnh đó, một việc rất quan trọng là ban phải tập thể dục thể thao đều đặn.

- Lưu ý: áp dụng chế độ trên-6 tháng đầu không thấy giảm bệnh thì hãy đi khám và sử dụng thuốc.

Câu hỏi 10: "Tôi thường hay đi giải về đêm do vậy thường bị mất ngủ. Bác sĩ có thể chỉ giúp cách ăn uống thế nào để trị chứng bệnh trên?" (Bà Trương Thị Ngọc 71 tuổi - Hàng Trống Hà Nội)

BS Trả lời: Việc mất ngủ vì đi giải nhiều lần trong đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là người già. Các Bác có thể uống nước vào ban ngày, chia nhỏ làm nhiều lần, uống nhiều lần trong ngày, sau 8h tối - hạn chế tối đa việc uống nước. Bác áp dụng cách này một thời gian, sẽ không thấy hiện tượng đi giải đêm nữa và tất nhiên chứng mất ngủ của Bác cũng giảm.

Câu hỏi 11:
"Công việc của tôi quá bận rộn, nhà lại xa cơ quan nên tôi thường xuyên không ăn sáng. Lúc đầu thì cũng thấy khó chịu, bứt rứt, nhưng sau quen dần. Có người bảo như thế là cơ thể đã thích nghi được. Khi đã thích nghi thì việc bỏ bữa sáng là vô hại. Điều đó có đúng không?" (Chị Trần Bích Thủy - 33 tuổi - Hoàng Mai - Hà Nội).

BS Trả lời:
Cơ thể đã nhịn đói qua một đêm, về mặt sinh lý, dạ dày vẫn co bóp bình thường. Khi không có thức ăn thì hai thành dạ dày co bóp vào nhau, dịch vị vẫn tiết ra bình thường nên dễ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. mặt khác, những người hay bỏ bữa sáng thì năng lượng không cân bằng. Cơ thể sẽ tăng quá trình chuyển hoá để bù đắp chỗ năng lượng thiếu hụt, gây ra bệnh về dạ dày, có nguy cơ giảm tuổi thọ. Trong cuộc sống tất bật hiện nay, vì công việc mà không ít người bỏ bữa sáng, đó cũng là một nguyên nhân khiến ở Việt Nam người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ cao trên thế giới và khu vực.

Câu hỏi 12:
"Có người cho rằng, ăn mật ong chữa đau họng sẽ tăng cân, vì mật ong nhiều chất đường. Cách hiểu này đúng hay sai?" (Chị Nguyễn Thị Phương - 36 tuổi - Quán Sứ - Hà Nội)

BS Trả lời
: 1g mật ong cung cấp 4Kcal. Nếu 1 ngày ăn từ 5ml đến 10ml thì nó cũng chỉ cung cấp chừng 20 đến 40 Kal. Với lượng kalo ăn ở dạng chữa bệnh như thế không ảnh hưởng gì đến việc giảm cân cả.

Bản gốc: Sức khỏe số - 12 câu hỏi tư vấn về dinh dưỡng gia đình

No comments:

Post a Comment